Việc trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao bậc cha mẹ nên trang bị thêm kiến thức, chủ động trong vệ sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn rất non yếu, vì vậy những bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy do đổi sữa
Trước khi trả lời câu hỏi : “trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao” thì mẹ nên tham khảo qua các dấu hiệu, triệu chứng bé đổi sữa bị tiêu chảy thường gặp:

- Tất cả trạng thái sinh hoạt của bé bình thường cho đến khi trong tuần đầu tiên sau khi đổi sữa thì bị tiêu chảy: phân lỏng, số lần đi ngoài nhiều hơn bình thường. Tình trạng không thuyên giảm sau một tuần hoặc lâu hơn.
- Có máu trong phân.
- Buồn nôn hoặc nôn: thông thường trẻ sơ sinh vẫn hay trớ lại lượng sữa nhỏ sau ăn. Nhưng nếu bé nôn trớ cả ngoài giờ ăn thì bạn nên cho bé đi khám, để xác định bé do dị ứng sữa hay đang gặp bệnh lý đường tiêu hóa.
- Trẻ phát ban, mề đay, nổi mẩn đỏ trên da.
- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: khó thở, có đờm trong mũi họng, ho khàn tiếng. Đây phần lớn là biểu hiện của phản ứng dị ứng với protein trong sữa.
- Trẻ cáu gắt, quấy khóc: nếu bé đột ngột quấy khóc kéo dài thì có thể do bé bị đau bụng do dị ứng protein trong sữa.
2. Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao?
Bé uống sữa ngoài bị tiêu chảy? Khi trẻ thay đổi sữa bé bị tiêu chảy là tình trạng thường gặp, nhiều mẹ đặt ra câu hỏi trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao. Dưới đây là 4 cách đổi sữa cho trẻ mẹ có thể đọc để tham khảo.
2.1 Mẹ sử dụng đồng thời sữa mới và cũ
Sữa cũ đang đáp ứng đúng nhu cầu của bé cần hiện tại, nhưng vì một số lý do nào đó như mẹ muốn bé tăng thêm cân. tăng chiều cao,… hoặc có thể vì muốn tiết kiệm chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình nên mẹ muốn thay sữa.

Cách tốt nhất để bé thích nghi với loại sữa mới là mẹ kết hợp cả hai loại sữa lại với nhau để bé sử dụng. Không nên đổi ngay một phát sang loại sữa mới khiến đường ruột của bé không thích ứng kịp.
Mẹ nên pha sữa với tỷ lệ thích hợp cho từng ngày để cơ thể và hệ tiêu hóa của chấp nhận sữa mới dần dần. Nên tăng tỷ lệ sữa mới 2 ngày một lần ví dụ như: ¼ sau đó là ½ và cuối cùng là ¾
2.2 Kiểm tra lại quá trình bảo quản và pha sữa cho bé
Bé sẽ bị tiêu chảy khi uống sữa đã nhiễm khuẩn, vì trong quá trình pha sữa mẹ không đảm bảo tốt vệ sinh dụng cụ pha sữa cho bé, mất an toàn. Vậy nên mẹ cần phải kiểm tra lại các bước vệ sinh khi pha sữa cho bé.
Ngoài ra khi pha sữa thì mẹ nên thử sữa bằng cách nhỏ giọt ra tay để kiểm tra thay vì ngậm vào núm ti của bình sữa để đảm bảo vệ sinh nhất cho bé. Bậc làm cha mẹ nên chú ý những điều trên để bé có hệ đường ruột tốt an toàn và phát triển tốt nhất.
2.3 Bổ sung men vi sinh cho bé
Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao, các mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé khi bị tiêu chảy, nhất là khi bé đang uống sữa ngoài. Men vi sinh giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt nhất cho hệ đường ruột và có thể làm giảm tiêu chảy, đau bụng, táo bón.

Từ đó, hệ vi sinh đường ruột của bé được cân bằng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Mẹ nên chọn và sử dụng men vi sinh chất lượng để trị tiêu chảy khi bé đổi sữa mới.
2.4 Chọn loại sữa free lactose
Mẹ nên loại bỏ các nguồn thực phẩm chứa đường lactose trong khẩu phần ăn của bé nếu bé bất dung nạp đường lactose, đặc biệt là sữa. Vì thế mẹ nên thay thế bằng sữa free lactose để tránh được tình trạng tiêu chảy của bé.
Sau đó khoảng 1 đến 2 tuần, khi men lactase để tiêu hóa lactose đã được sản sinh và đường ruột của bé đã ổn định thì mẹ có thể cho bé tiếp tục ăn các chế độ trước đây. Nếu triệu chứng tiêu chảy của bé không nghiêm trọng, mẹ có thể cho bé uống sữa mới đồng thời bổ sung men vi sinh.
3. Cách đổi sữa phù hợp
Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao, cách đổi sữa cho bé không bị tiêu chảy như thế nào mới phù hợp cho bé. Là những điều băn khoăn lo lắng của mẹ. Đổi sữa phù hợp cho bé thì mẹ cần tìm hiểu tham khảo những gì, xem ngay dưới đây nhé.

3.1 Chọn sữa phù hợp với tháng tuổi của bé
Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: mẹ sử dụng sữa ngoài có công thức 1, bởi sữa công thức 1 có các đặc điểm thành phần gần giống với sữa mẹ. Sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tyt lệ hợp lý giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thụ năng lượng hiệu quả.
Lưu ý nhỏ: bé dưới 6 tháng không được dùng sữa đặc, sữa bò tưới, sữa nguyên kem hay các loại sữa cho bé trên 6 tháng tuổi. Vì hiện tại hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu chỉ thích hợp với chất đạm trong sữa số 1 mà thôi.
Đối với bé trên 6 tháng tuổi: nên dùng sữa công thức 2, bởi có thành phần dinh dưỡng cao hơn sữa công thức 1 để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của bé. Trẻ trên 1 tuổi có được dùng sữa đặc, sữa bò tưới, sữa nguyên kem hay các loại sữa cho bé trên 6 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, đường ruột, hệ tiêu hóa của bé dễ thích nghi với sữa mới hơn.
3.2 Mẹ không nên đổi sữa thường xuyên
Sữa dành cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Cách đổi sữa cho bé không bị tiêu chảy là mẹ không nên đổi sữa thường xuyên. Mỗi lần mẹ đổi sữa cho bé là cơ thể của bé cần phải có thời gian để thích ứng với các thành phần trong sữa. Mỗi loại sữa sẽ tạo ra hệ vi sinh đường ruột khác nhau. Chính vì thế khi thay sữa là sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Do đó lúc đầu bé khó hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và ảnh hưởng đến chế độ ăn hàng ngày. Cho nên mẹ đừng nên thay đổi sữa cho bé thường xuyên mà hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định đổi sữa cho con. Mẹ nên chú ý các thành phần của sữa để tìm được loại thích hợp cho con nhé.
3.3 Chỉ đổi sữa khi cần thiết
Khi đổi sữa mẹ cần theo dõi tình trạng của bé, bé đổi sữa bị tiêu chảy, táo bón hay bú chậm, bú ít thì phải chọn sữa phù hợp cho bé. Sữa phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín và phải phù hợp với điều kiện gia đình.
Nếu mẹ để ý thấy bé uống sữa mới thích nghi ngay được, đạt đúng mục đích đổi sữa như tăng cân, phát triển chiều cao tốt,…thì mẹ có thể chuyển sang sữa mới cho bé dùng.
3.4 Pha sữa đúng cách
Trẻ bị tiêu chảy có uống sữa được không? Khi mua sữa mẹ nên kiểm tra hạn sử dụng đầu tiên này, rồi xem cách hướng dẫn pha sữa được in trên vỏ hộp để đảm bảo an toàn nhất cho bé. Và sữa cũng phát huy được hết công dụng của nó.
Tránh trường hợp gần đến hạn hoặc quá hạn hay pha sữa tỷ lệ sai. Và mẹ cũng nên lưu ý là pha sữa với nước có nhiệt độ phù hợp, tuyệt đối không dùng nước sôi pha sữa cho bé.
4. Kết luận
Nội dung trên do Chọn Sữa Chuẩn tổng hợp chắc hẳn mẹ cũng đã biết trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao. Hy vọng các mẹ trở thành người tiêu dùng thông thái để giúp con khỏe mạnh mỗi ngày nhé. Chúc mẹ và bé yêu luôn vui tươi mạnh khỏe nhé.