Những dấu hiệu sảy thai phổ biến và dễ nhận biết nhất mẹ nên biết. Việc sảy thai là điều mà mọi ba mẹ đều không mong muốn xảy ra đối với con mình. Để giữ thai nhi an toàn thì ba mẹ nên để ý tới các dấu hiệu cảnh báo sảy thai để có thể kịp thời có những biện pháp bảo vệ con mình. Mẹ hãy dành ra vài phút đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cụ thể hơn về vấn đề trên mẹ nhé!

1. Phụ nữ như nào có nguy cơ bị sảy thai nhất?
Những dấu hiệu bị sảy thai thường có khả năng cao xuất hiện đối với các chị em đang trong tình trạng như sau:
- Tuổi tác: Nếu mang thai khi độ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), mẹ bầu sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn. Phụ nữ dưới 35 tuổi có 15% nguy cơ sảy thai, con số này sẽ lên 20 – 35% khi mẹ bầu ở độ tuổi 35 – 45 tuổi. Và khi mang thai trên 45 tuổi, mẹ bầu có đến 50% nguy cơ sảy thai. Vì vậy, việc mang thai trước 35 tuổi tỷ lệ thai nhi được sinh ra khỏe mạnh sẽ cao hơn..
- Vấn đề cân nặng: Mẹ bầu quá gầy hoặc quá béo cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn so với người có cân nặng bình thường.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia: Nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích thường xuyên, thì nguy cơ có những dấu hiệu sảy thai sẽ tăng cao hơn so với những mẹ có lối sống lành mạnh.

- Sử dụng thuốc: Khi mang thai, những mẹ bầu cần phải chú ý khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sảy thai.
- Từng bị sảy thai: Phụ nữ đã từng bị sảy thai, đặc biệt là nhiều hơn 2 lần thì sẽ tăng nguy cơ sảy thai ở lần tiếp theo sẽ tương đối cao.
- Thiếu hụt vitamin: Nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ không được ăn uống đầy đủ, thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu vitamin D, B cũng làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
2. Những dấu hiệu sảy thai biểu hiện từng giai đoạn
Vậy đâu là những dấu hiệu sảy thai các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết? Dưới đây là các dấu hiệu sảy thai theo từng giai đoạn các mẹ bầu nên chú ý nhé!
2.1. Dấu hiệu sảy thai theo tuần
Với từng thời điểm sẽ có nhiều dấu hiệu sảy thai bạn có thể nhận biết dễ dàng. Ví dụ như những dấu hiệu sảy thai tuần đầu sẽ khác với các dấu hiệu sảy thai 7 tuần tuổi. Do đó bạn nhất định phải biết các dấu hiệu sảy thai này.
- Dấu hiệu sảy thai 2 tuần đầu đến tuần thứ 4

Trong giai đoạn đầu của quá trình thụ thai, phần lớn phụ nữ sẽ không nhận ra mình đang mang thai vì các dấu hiệu thường gặp nhất của thai kỳ như chậm kinh vẫn chưa xảy ra. Khi xảy ra dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi này, thường được gọi là “sảy thai hóa học”. Bên cạnh đó những dấu hiệu sảy thai 3 tuần đầu cũng tương tự như trên.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sảy thai hóa học với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Bởi cả hai có các triệu chứng tương tự nhau, bao gồm chảy máu âm đạo, chuột rút, đau bụng và đau lưng…Do đó, bạn đừng nên nhầm lẫn dấu hiệu bị sảy thai 3 tuần đầu này nhé!
- Dấu hiệu sảy thai 4 tuần đầu đến tuần 12
Sau khi xác định mình đang mang thai, từ tuần thứ tư của thai kỳ cho đến hết ba tháng đầu tiên, bạn cần lưu ý những dấu hiệu sảy thai phổ biến. Một trong số đó là chảy máu âm đạo với mức độ từ nhẹ đến nặng. Màu sắc có thể là nâu, hồng, đỏ tươi hoặc sẫm kèm theo cục máu đông. Nếu lượng máu ra nhiều hơn, khả năng sảy thai càng cao.
Bạn cũng có thể cảm thấy đau bụng hay đau lưng ở phía dưới và có những cơn chuột rút. Đôi khi cơn đau có thể lan xuống chân. Đây là dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu hay dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi phổ biến.
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sảy thai 8 tuần tuổi hay dấu hiệu sảy thai 10 tuần như căng ngực, mệt mỏi và buồn nôn không còn nữa. Điều này là do mức độ hormone thai kỳ giảm dần, cho thấy thai kỳ đã kết thúc.

- Dấu hiệu sảy thai 12 tuần đến tuần 20
Khi vượt qua tam cá nguyệt thứ hai, các triệu chứng phổ biến của sảy thai vẫn bao gồm chảy máu âm đạo, đau bụng và đau lưng. Ngoài ra, cần chú ý đến các dấu hiệu khác như tăng áp lực vùng chậu và tiết dịch nhầy trong âm đạo. Đây là những biểu hiện khá giống với những dấu hiệu sảy thai 9 tuần tuổi hay dấu hiệu sảy thai 11 tuần do đó bạn có thể dễ dàng nhận biết.
2.2. Tỷ lệ sảy thai theo tuần
Sảy thai là khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi ngừng phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra những dấu hiệu sảy thai sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn của thai kỳ. Khoảng 80% các trường hợp sảy thai xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 0-13). Tỷ lệ này giảm xuống còn từ 1-5% trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Cụ thể tỷ lệ sảy thai bạn có thể tham khảo bảng dưới đây.
Giai đoạn | Tỷ lệ sảy thai |
Tuần thai 0 đến tuần thai 6 | Những dấu hiệu sảy thai trong những tuần đầu của thai kỳ, tỷ lệ nguy cơ sảy thai cao nhất là 85%. Điều này có nghĩa là một phụ nữ có thể bị mất thai trong vòng một hoặc hai tuần đầu tiên mà không nhận ra rằng cô ấy đang mang thai. |
Tuần thai 6 đến tuần thai 12 | Nếu thai nhi đạt đến 6 tuần tuổi và đã phát triển tim thai, nguy cơ sảy thai giảm xuống chỉ còn 10%. Những dấu hiệu sảy thai tuần thứ 7 sẽ rất dễ nhận biết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi thai nhi càng lớn tuổi thì khả năng xảy ra hư thai sẽ giảm đi. |
Tuần thai 13 đến tuần thai 20 | Kể từ tuần thứ 13 trở đi, những dấu hiệu sảy thai giảm xuống chỉ còn khoảng 5%. Tuy nhiên, nếu thai nhi ngừng phát triển trong giai đoạn này, nguy cơ cho mẹ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tử cung, băng huyết cũng rất cao. |
3. Chẩn đoán sảy thai ở ở mẹ bầu
Dưới đây là 3 phương pháp chẩn đoán sảy thai ở mẹ bầu cho ra kết quả chính xác nhất:
- Siêu âm: Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm qua bụng (sử dụng sóng siêu âm) hoặc đường âm đạo (đưa một đầu dò nhỏ qua ngã âm đạo). Nếu kết quả chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ hẹn bạn quay lại sau một tuần để tiến hành siêu âm một lần nữa.

- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ làm các xét nghiệm máu để định lượng hormone liên quan đến thai kỳ. Chẳng hạn như Beta-human chorionic gonadotropin (β-hCG) và progesterone. Sau đó so sánh kết quả với mức trước đó. Xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra tình trạng thiếu máu nếu bạn bị chảy máu quá nhiều. Từ đó có kết luận chính xác về những dấu hiệu sảy thai mà bạn gặp phải
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể: Trong trường hợp bạn bị sảy thai hai lần trở lên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm này. Mục đích của xét nghiệm là kiểm tra xem bạn hoặc chồng bạn có mang gen bất thường gây ra sảy thai hay không.
4. Phòng ngừa nguy cơ sảy thai
Phòng ngừa ngay từ đầu giúp khả năng thai nhi an toàn cho đến khi được sinh ra là điều cần mẹ cần làm ngay lập tức khi phát hiện có thai. Dưới đây 6 biện pháp phòng ngừa cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng với mẹ bầu trước mang thai và khi mang thai.
- Đi khám sức khỏe trước khi mang thai để nắm bắt tình hình sức khỏe và các nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai, từ đó có kế hoạch phòng ngừa kịp thời.
- Duy trì cân nặng ở mức vừa phải trước khi mang thai để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ gặp phải những dấu hiệu sảy thai.
- Tránh xa các chất kích thích, chất độc hại, thuốc lá và rượu bia để giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ và quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học.
- Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức hay căng thẳng, stress kéo dài để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng như đề phòng những dấu hiệu sảy thai.
- Tập thể dục là rất tốt nhưng hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với phụ nữ mang thai, tránh các động tác mạnh có thể gây hại cho thai nhi. Với những biện pháp trên, mẹ bầu sẽ đảm bảo được một thai kỳ khỏe mạnh.
5. Những lầm tưởng liên quan đến dấu hiệu sảy thai
Bên cạnh những dấu hiệu sảy thai thì có nhiều mẹ bầu có những hiểu lầm về vấn đề sảy thai hoặc các dấu hiệu của việc sảy thai. Dưới đây là những giải đáp của chúng tôi về những lầm tưởng này.
- Lầm tưởng: Vận động thể dục có thể tăng nguy cơ sảy thai
Tập thể dục đúng cách không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc tập luyện đều đặn khi mang thai là rất quan trọng để giúp cho sức khỏe của mẹ và thai nhi được cải thiện. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp tập thể dục và mức độ tập thích hợp với tình trạng sức khỏe của thai phụ. Không nên tự ý tập luyện một cách đột ngột hoặc quá sức gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Lầm tưởng: Bị chảy máu thai kỳ là sảy thai
Thực tế là ra máu trong những tuần đầu thai kỳ là điều bình thường. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai và gặp phải tình trạng chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu xem tình trạng này có bình thường hay không.
Kết Luận
Những dấu hiệu sảy thai mà CHỌN SỮA CHUẨN chia sẻ ở trên đều là những dấu hiệu rất điển hình. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những cách để nhận biết tình trạng thai nhi của mình một cách chính xác nhất. Chúc các mẹ sẽ có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc thai nhi phát triển thật tốt.