Làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu dọa sảy thai? Ai cũng biết rằng sảy thai là điều không mong muốn, vì vậy bà bầu cần hết sức chú ý đến từng thay đổi nhỏ trên cơ thể mình. Đặc biệt, cần được nhận biết sớm các dấu hiệu để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo dưỡng thai an toàn. Vậy làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu này. Hãy cùng CHỌN SỮA CHUẨN tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Dọa sảy thai là gì?
Hiện tượng dọa sảy thai hay còn gọi là sót thai là tình trạng thai phụ bị ra máu âm đạo bất thường kèm theo đau bụng. Nhau thai bị tổn thương, bong ra nhưng thai nhi vẫn sống, chưa bị bóc tách khỏi niêm mạc tử cung và vẫn đang phát triển bên trong tử cung.
Đôi khi bạn gặp những biểu hiện báo hiệu dọa sảy thai nhưng chủ quan và coi đó là bình thường. Chỉ phát hiện ra khi đi khám thai định kỳ nhờ vào siêu âm. Những dấu hiệu dọa sảy thai thường xảy ra trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ vì nhau thai dễ bị bong ra. Trong hầu hết các trường hợp, dọa sảy thai sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi thụ thai.

Doạ sảy thai có hiện tượng gì? Dọa sảy thai có giữ được thai? Mặc dù dọa sảy thai có thể dẫn đến sảy thai, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị:
- Có tới 83% trường hợp, thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh và được sinh ra bình thường.
- Chỉ 1 trong 7 trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến sảy thai.
Do đó, câu trả lời cho câu hỏi dọa sảy thai có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bạn. Nếu phát hiện sớm các triệu chứng dọa sảy thai và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Các dấu hiệu dọa sảy thai phổ biến
Dọa sảy thai thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Dọa sảy thai là dấu hiệu báo trước của việc sắp sảy thai. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mẹ bầu nên lưu lại:
- Đau bụng
Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu cảnh báo nguy cơ sảy thai và cũng là dấu hiệu mẹ dễ cảm nhận nhất. Mẹ bầu sẽ thấy đau râm ran hoặc đau từng cơn ở vùng bụng dưới kèm theo cảm giác đau mỏi ở phần lưng dưới. Nếu cơn đau không giảm, đau liên tục thì mẹ bầu đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay.

- Chảy máu âm đạo
Một dấu hiệu dọa sảy thai 4 tuần tuổi là chảy máu hoặc tiết dịch màu hồng. Màu của máu dịch có thể thay đổi từ đỏ hồng nhạt đến nâu sẫm tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của hiện tượng dọa sảy thai.
Nếu mẹ bầu thấy máu đỏ sẫm từ 7-10 ngày sau khi rụng trứng hoặc máu có màu khác so với những chu kỳ kinh nguyệt trước thì nên đi khám.
Cũng có nhiều trường hợp dấu hiệu dọa sảy thai 6 tuần tuổi nhưng không ra máu mà chỉ phát hiện qua siêu âm. Nguyên nhân là do bánh nhau thai đóng và chưa ra ngoài nên không chảy máu âm đạo. Vì vậy, việc khám thai định kỳ là việc hết sức cần thiết khi thấy các dấu hiệu bất thường.
- Mẹ bầu sốt cao
Bà bầu bị sốt cao trên 38 độ thì đây có thể là dấu hiệu báo trước tình trạng dọa sảy thai. Nếu bạn bị sốt cao kèm theo đau khớp và phát ban, rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra các bệnh bẩm sinh ở thai nhi.

- Đau khi đi tiểu
Tiểu buốt, tiểu ra máu là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về bàng quang và đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai nên đi khám để được điều trị kịp thời, vì viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể dẫn đến dấu hiệu dọa sảy thai 8 tuần của thai kỳ.
- Nôn nhiều, liên tục
Nôn nhiều kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, sụt cân nhanh, sốt là những dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng giữa. Tình trạng này khiến cơ thể bị mất nước, mất cân bằng điện giải dẫn đến suy kiệt. Nếu không được kiểm tra kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.

- Chuyển động của thai nhi yếu hoặc không còn chuyển động
Chuyển động của thai nhi là dấu hiệu của việc bé đang phát triển bình thường. Vì vậy, mẹ bầu cần cần để ý những chuyển động của bé trong bụng hàng ngày. Càng về những tháng cuối thai kỳ thì tần suất đạp và lực đạp sẽ tăng hơn so với trước.
Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng cuối là nếu mẹ thấy tần suất của bé bị thuyên giảm, hoặc 2 – 3 ngày không thấy thì nên đi tới viện kiểm tra ngay.
3. Nguyên nhân dẫn tới dọa sảy thai
Có nhiều nguyên nhân có thể xảy ra nhưng có thể kể tới một số nguyên nhân phổ biến nhất dưới đây:
- Bất thường nhiễm sắc thể do cha, mẹ hoặc cả hai gây ra khiến thai nhi thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể.
- Do không tương thích nhóm máu giữa mẹ và thai nhi nên thai nhi khó phát triển trong bụng mẹ.
- Tác động mạnh đến bụng bầu.
- Do xoa bóp vùng bụng và vùng núm vú đã kích thích co bóp tử cung. Hậu quả nhau thai bong non sớm dẫn đến thai cử động, sảy thai.
- Bà bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài cũng có thể là dấu hiệu dọa sảy thai.
- Phụ nữ mang thai thường phải làm việc nặng nhọc, quá sức cộng với việc ăn uống không đủ chất dinh dưỡng khiến thai nhi yếu ớt, kém phát triển.

- Khi mang thai những tháng đầu mẹ bầu gặp phải các vấn đề về sức khỏe như bị sốt cao hoặc suy tim, mất cân bằng nội tiết tố dẫn tới mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa, u tử cung, tử cung co bóp bất thường…
- Niêm mạc tử cung của thai phụ quá mỏng do sử dụng nhiều thuốc tránh thai trước đó hoặc do nạo phá thai nhiều lần. Niêm mạc tử cung mỏng khiến trứng thụ tinh khó giữ được và làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Thai phụ trên 35 tuổi, có tiền sử mắc các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp cũng có thể là dẫn tới sảy thai cao hơn những thai phụ trẻ, khỏe.
Trên đây là những dấu hiệu dọa báo thai sảy mà mẹ bầu nào cũng phải nên biết. Vậy nếu mắc những dấu hiệu trên chị em nên làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
4. Biện pháp bảo vệ thai khi phát hiện dọa sảy thai
Từ việc xuất hiện các dấu hiệu tới khi sảy thai thực sự là một khoảng cách rất gần. Dưới đây là những lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi ngay khi có dấu hiệu sảy thai sớm.
- Mẹ cần nghỉ ngơi đúng giờ: Nghiêm khắc thực hiện bằng cách nằm yên một chỗ. Điều này phụ thuộc vào chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ khi gặp những biểu hiện báo dọa sảy thai.
- Không thay đổi tư thế đột ngột: Nếu đang nằm trên giường hoặc đang ngồi mà muốn đứng dậy, bà bầu nên chú ý động tác nhẹ nhàng, xoay người từ từ, không đột ngột thay đổi tư thế. Bà bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế.

- Tránh hoàn toàn công việc nặng nhọc: Bê vác vật nặng, làm việc nhà nhiều,… đều có thể dẫn đến dấu hiệu dọa sảy thai.
- Không xoa bụng: Hành động này có thể kích thích tử cung, khiến việc mang thai trở nên nguy hiểm hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục và các hoạt động thân mật kích thích co bóp tử cung: Tình dục và các hành động gần gũi như vuốt ve,… có thể gây nguy hiểm cho em bé.
- Chế độ dinh dưỡng cho thai nhi và tử cung: Lúc này thức ăn cho bà bầu cần giàu chất dinh dưỡng và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất xơ, canxi, axit folic,… Tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
- Giữ tâm lý thoải mái: Khi gặp những dấu hiệu dọa sảy thai bạn càng lo lắng, suy nghĩ nhiều thì thai nhi càng bị ảnh hưởng.
Kết luận
Bài viết trên CHỌN SỮA CHUẨN đã chia sẻ tới các mẹ bầu những thông tin vô cùng thiết yếu về các dấu hiệu dọa sảy thai. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên các bạn có thể dễ dàng nhận ra những biểu hiện bất thường khi cơ thể thay đổi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Hãy theo dõi website CHỌN SỮA CHUẨN để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.