Bà bầu có ăn được quả sung không? Người phụ nữ trong khoảng thời gian thai kỳ luôn đặc biệt chú đến chế độ ăn uống. Chính vì vậy mà có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi “bà bầu ăn được quả sung không?” Để trả lời cho câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết sau đây để nhận được lời giải đáp chính xác nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng quả sung
Sung là một loại quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Vậy bà bầu có ăn được quả sung không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 50g quả sung chứa hàm lượng các dinh dưỡng như sau:
- 30 calo.
- 0,1g chất béo.
- 0,4mg Natri.
- 7,7g Carbohydrate.
- 1,2g chất xơ.
- 6,5g đường.
- 0,3g Protein.
- 25mg Canxi.

Ngoài ra trong quả sung không thể thiếu hàm lượng vitamin cần thiết cho sức khỏe như Vitamin A, B1, B2, C, K, B. Cùng các khoáng chất quan trọng như Kali, Kẽm, Sắt, Magie, Đồng, Mangan,…Như vậy, đây là một loại quả có lợi cho sức khỏe con người. Còn đối với mẹ bầu thì sao, bà bầu có ăn được quả sung không? Đọc tiếp phần sau của bài viết để có câu trả lời nhé!
2. Bà bầu có ăn được quả sung không?
Câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn quả sung có tốt không hay bà bầu có ăn được quả sung không chính là “Có”. Những công dụng quả sung với bà bầu khiến các mẹ phải bất ngờ đấy.
3. Tác dụng của quả sung đối với bà bầu là gì?
Vừa rồi bạn đã được giải đáp về vấn đề bà bầu có ăn được quả sung không. Quả sung mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bà bầu. Vậy quả sung có tác dụng gì cho bà bầu? Sau đây là một vài công dụng nổi bật nhất của quả sung:

3.1. Nguồn canxi từ thực vật cho xương chắc khỏe
Như đã nói ở trên, trong 50g quả sung có chứa đến 25mg canxi. Mà canxi là một chất khoáng cực kỳ cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với thai nhi đang trong giai đoạn phát triển. Chất này sẽ giúp cho xương và răng của thai nhi được hình thành dần trong bụng mẹ. Đối với bà bầu, canxi giúp cho xương của người mẹ thêm khỏe mạnh để nâng đỡ cơ thể khi mang thai. Như vậy, đừng lo lắng liệu Bà bầu có ăn được quả sung không nữa, hãy thử ngay loại quả bổ dưỡng này nhé!
3.2. Mẹ bầu huyết áp ổn định
Trong thành phần của quả sung có chứa nhiều Kali và muối. Đây là hai chất có tác dụng trong việc điều hòa huyết áp trong thai kỳ. Ngoài ra, quả sung còn giúp bà bầu ngăn ngừa được tình trạng xơ vữa động mạch cực kỳ nguy hiểm đấy! Một tác dụng của quả sung với bà bầu thật tuyệt vời phải không nào?
3.3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong quả sung có một lượng lớn chất xơ. Chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động một cách ổn định. Từ đó công dụng quả sung với bà bầu chính là ngăn ngừa chứng táo bón trong giai đoạn thai kỳ. Vì vậy nếu như bạn đang lo rằng bà bầu có ăn được quả sung không thì hãy yên tâm thưởng thức nhé!
3.4. Giảm tình trạng ốm nghén
Những cơn nghén dai dẳng luôn là lý do khiến kho nhiều bà bầu mệt mỏi. Với sự hiện diện của Vitamin B6 trong thành phần dinh dưỡng, công dụng của quả sung với bà bầu chính là giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén dai dẳng. Hãy thử ăn loại quả này để xem tác dụng quả sung với bà bầu này có hiệu quả đối với bạn hay không nhé!
3.4. Một số lợi ích khác từ quả sung
Ngoài những tác dụng của quả sung đối với bà bầu được trình bày ở trên, còn có một số lợi ích khác như:
- Chăm sóc cho da và tóc.
- Kiểm soát chứng thèm ăn.
- Ăn sung giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Cải thiện thị lực.

4. Những món ngon có từ quả sung bạn nên thử
Vừa rồi, bạn đã được tìm hiểu Bà bầu có ăn được quả sung không và một số tác dụng của nó. Bây giờ hãy cùng khám phá một số món ngon từ sung nhé! Sung có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon khác nhau mà cách làm lại vô cùng đơn giản. Bạn không cần phải lo về vấn đề bà bầu có ăn được quả sung không nếu chế biến thành các món ăn sau:

4.1. Sung muối xổi
Nguyên liệu cần chuẩn bị: sung, tỏi, ớt, sả, lá chanh, giấm, nước mắm, đường. Sung thường là sung còn xanh. Vậy bà bầu có được ăn quả sung xanh không? Có nhé. Hãy làm theo cách sau:
- Sung sau khi được thái lát mỏng thì ngâm với hỗn hợp nước muối, giấm trong 15 phút để ra hết nhựa chát. Rửa lại với nước và để ráo.
- Hòa bột năng với nước lạnh. Cho ớt, tỏi, bột canh, đường, nước mắm, giấm vào máy xay để thành sốt.
- Đổ hỗn hợp sốt, sung thái lát vào bột năng và trộn đều lên. Sau 2 ngày là có món ngon để ăn rồi!
Chắc hẳn bạn đang lo ngại về vấn đề: bà bầu có ăn được quả sung muối không? Hãy yên tâm ăn thoải mái, nhưng không nên ăn quá nhiều nhé!
4.2. Sung nộm chua ngọt
Nguyên liệu: sung, đường, nước mắm, muối, chanh, tỏi, ớt, rau ngò gai.
Cách làm:
- Sung thái nhỏ rồi đem đi ngâm với nước muối pha chút giấm. Sau 15 phút thì đem đi rửa sạch lại với nước.
- Pha hỗn hợp gia vị bao gồm: đường, nước mắm, muối chanh sao cho vừa miệng. Sau đó đổ sung, tỏi, ớt, rau thơm đã cắt sẵn vào và trộn đều là xong.
4.3. Gỏi sung tai heo, cá khô hay mực khô
Nguyên liệu: sung, tai heo, hành tây, lạc rang, rau răm, tỏi ớt, đường, chanh, giấm.
Cách làm:
- Sung thái nhỏ rồi đem đi ngâm với nước muối pha chút giấm. Khi nếm sung có vị hơi chua, mặn thì bỏ ra nước đá cho giòn.
- Tai heo rửa sạch, mang đi luộc chín rồi thái lát mỏng.
- Thái hành tây, tỏi, ớt rau răm rồi bỏ tai heo, sung vào trộn đều lên. Nêm nếm gia vị vừa ăn là xong món ngon rồi!
4.4. Mứt sung
Bạn cần sử dụng sung chín để làm món này. Trước hết hãy chẻ đôi quả ra. Sau đó trộn với đường theo tỉ lệ sung đường là 1:2. Bảo quản trong hộp trong 12 giờ sau đó mang ra rim lửa nhỏ đến khi nào đường cô lại là xong. Vậy Bà bầu có ăn được quả sung không? Quả sung làm thành mứt sung thì có thể ăn bình thường nhé!
4.5. Kho sung với thịt
Nguyên liệu: sung, thịt, hành, hạt tiêu, nước mắm, mì chính, hành lá.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với nước mắm và hạt tiêu.
- Phi hành cho thơm rồi bỏ thịt vào xào sơ qua. Sau đó cho sung vào đảo đều. Đổ thêm 1 bát nước và đun với lửa vừa cho tới khi cạn gần hết nước là xong. Cuối cùng rắc hạt tiêu, chút hành lá để món ăn thêm hấp dẫn nhé!
Kết Luận
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Bà bầu có ăn được quả sung không rồi đấy! Hy vọng qua các thông tin CHỌN SỮA CHUẨN đã chia sẻ ở trên, bạn đã biết được những lợi ích của quả sung với bà bầu. Hãy tìm hiểu những thực phẩm trước khi ăn để không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi các mẹ nhé!